1. Bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani
– Bệnh thường gây hại cây con trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng 1-20 ngày tuổi. Bệnh thường gây hại trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao.
– Vết bệnh thường gây hại ở phần gốc ngay trên mặt đất, nấm tấn công vào gốc làm gốc cây bị thối khô, phần cây bên trên vẫn còn tươi xanh. Sau khi cây gãy gục ngay vết bệnh cây bị héo khô hoàn toàn.
2. Bệnh thán thư hại ớt do nấm Colletotrichum spp.
Bệnh thán thư trên ớt tấn công trên lá, chồi non và đặc biệt là trên quả.
Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ hơi lõm, trên bề mặt vỏ quả. Vết bệnh, thường có hình bầu dục hoặc hình thoi, mầu nâu đen hoặc màu vàng trắng bẩn, kích thước vết bệnh có thể trên dưới 1cm tuỳ thuộc vào giống ớt. Phần ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ thường có một đường vạch màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt mô bệnh có những chấm nhỏ màu đen đó là đĩa cành của nấm.
3. Bệnh thối hạch do nấm Sclerotium rolfsi = Athelia rolfsii
Triệu chứng lúc đầu có những sợi nấm trắng xuất hiện quanh gốc thân và phần thịt đen cuống trái, sau đó tơ nấm bện thành lớp giống bông gòn rồi tạo thành hạch trắng làm quanh gốc thân, rễ, quả, khi hạch nấm già chuyển sang màu nâu, khi trái bị bệnh bị thối khô và có màu đen
4. Bệnh mốc xám hại ớt do nấm Botrytis cinerea
Trên cây ớt nấm mốc trắng tấn công trên các chản ba phân cành làm cho cành ớt bị chết khô và tấn công trên quả làm cho quả ớt bị mốc trắng từ chóp quả lan lan về phía cuốn. Bệnh thường xảy ra trong mùa mưa. Khi bệnh nặng làm cho cành ớt héo khô hàng loạt và quả ớt không còn thu hoạch được.
5. Bệnh thối đọt non ớt do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra
Bệnh thường gây hại trên hoa, chồi hoa, hoặc các nhánh non của cây trong môi trường ẩm ướt và nhiệt độ cao.
Mô cây nơi bị nhiễm bệnh co màu nâu đen đến đen, và nấm lan nhanh xuống phần dưới, làm phần đọt bị chết và thối khô. Trong điều kiện ẩm độ cao nơi phần bị thối thường có tơ nấm màu trắng và tận cùng phía dưới vết bệnh có phình tròn màu đen
6. Bệnh đốm trắng lá ớt do nấm Cercospora capsici gây ra
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ đến lá già.
Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết bệnh có màu trắng, viền màu nâu đậm. Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất, trái nhỏ. Bệnh ít hoặc không tấn công trên trái.
7. Bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporum
Xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cây con đến khi ra hoa. Triệu chứng điển hình thường thấy ở phần thân gần gốc, có những vết nấm đốm thành mảng trên bề mặt. Do mạch dẫn bị nghẹt nên vào lúc nắng nóng cây bị héo do thiếu nước. Nấm bệnh làm hư hại đến bó mạch dẫn của cây, do vậy cây héo xanh và chết.
BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Phòng bệnh:
Pha 100ml dung dịch Nano Bạc KBO với 32 lít phun đều lên cây. Chu kỳ: 2 tuần/lần
Trị bệnh:
Pha 100ml dung dịch Nano Bạc KBO với 32 với 10-20 lít phun đều lên cây. Chu kỳ: 5-7 ngày/lần

nano bạc kbo
Xem thêm:
Ứng dụng nano bạc trong trồng cam đường
CÔNG TY GLOBAL PHO INC P.O Box 9676 Fountain Valley, CA 92728, USA
TỔNG PHÂN PHỐI: CTY SÁNG PHÚ
Địa chỉ: 36 Vườn Lài, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TPHCM
Email: tantai1626@gmail.com
Website: www.nanobacdietkhuan.com